Chương 87 (chưa beta)
Edit: Dưa Hấu
Hoàng đế giật bắn mình, chỉ là ban thưởng thôi mà sao lại thành muốn lấy Vương phi rồi?
Cảnh Vương cứng đầu nói đón dâu thành khao thưởng, mà việc thưởng cho Lý Ngư đúng là ông chuẩn cho Cảnh Vương tự quyết định, có mấy tấu chương hỏi đáp qua lại làm chứng rồi. Hoàng đế nhớ tới ý hỏi mấy lần của Cảnh Vương, nhận ra rất có khả năng Cảnh Vương đã lừa ông vào tròng.
E rằng buồn bực không biết thưởng sao là giả, muốn thúc đẩy cuộc hôn nhân này mới là thật.
Sau khi Hoàng đế khiếp sợ thì rất tức tối, tức Cảnh Vương tính kế ông, cũng tức Cảnh Vương tự dưng muốn lấy Vương phi nam.
Triều đại chẳng cấm nam phong, các đời Hoàng đế cũng có người nạp nam phi, lại còn vô cùng sủng ái. Ngay cả bản thân Hoàng đế hồi còn trẻ cũng muốn chút mới mẻ nên có một vị nam quý nhân. Nhưng nam tử làm phi làm thiếp thì không ảnh hưởng nhiều lắm, vì nam tử không thể sinh con nên không thể chiếm vị trí chính thê. Nếu Cảnh Vương khăng khăng muốn lấy Lý Ngư làm trắc phi, Hoàng đế nói không chừng sẽ theo ý Cảnh Vương. Theo cấp Vương thì có thể có một chính phi hai trắc phi, Lý Ngư là con trai, lại là dân thường, được phong trắc phi cũng là chuyện tốt, là chuyện đáng mừng.
Nhưng trong tấu chương của Cảnh Vương lại đề chính phi, vị trí muốn xin cho Lý Ngư cũng là chính phi, trong lòng Hoàng đế đương nhiên sẽ không đồng ý.
Một nam nhân, lại còn là một nam nhân chẳng có chút gia thế nào thì sao có thể chiếm vị trí Vương phi. Nếu ông chuẩn, sau này Cảnh Vương khó mà lấy được tiểu thư nhà quan to quý tộc. Dù sao tiểu thư nhà ai lại cam tâm khuất phục làm tiểu thiếp dưới một nam tử không thể sinh con, mà con mình sinh ra lại chỉ là con thứ được?
Chưa được bao lâu Hoàng đế đã tìm được một đống lý do, ông cũng không ủng hộ chuyện hôn sự này. Trò này của Cảnh Vương chỉ là khôn vặt, nếu Hoàng đế dễ dàng đổi ý thì đã chẳng là Hoàng đế.
Chỉ có điều trước lời vàng ý ngọc thì cũng không hợp đổi ý ngay bên ngoài, Hoàng đế nghĩ một lát, thẳng thắn giữ tấu chương lại, không định trả lời.
Chỉ cần ông không trả lời thì Cảnh Vương đương nhiên cũng chẳng có cách nào cưới vợ.
Trong lòng Hoàng đế vẫn rất cáu Cảnh Vương, chỉ tiếc mài sắt không nên kim.
Ông từng hết lòng vì hôn sự của Cảnh Vương, Cảnh Vương lại tỏ ra chẳng muốn gì cả, giờ cuối cùng cũng muốn kết hôn. Nếu chỉ là coi trọng tiểu thư nhà ai, Hoàng đế cũng không tới nỗi không giúp, nhưng Cảnh Vương lại cầu Vương phi nam. Đứa con trai này, ông mới thấy có tí bản lĩnh, không ngờ lại làm ông phiền lòng!
Hoàng đế tức thật, định mặc kệ Cảnh Vương, để Cảnh Vương tỉnh táo lại. Ông cho Cảnh Vương tới tây biên cương rèn luyện là để Cảnh Vương công bằng lấy một cơ hội, không phải để Cảnh Vương trắng trợn chẳng kiêng dè xin lấy nam thê.
Trong cơn tức, Hoàng đế triệu lão Thừa Ân Công, ngoại tổ của Cảnh Vương Diệp Khiên vào cung, thương nghị đối sách với Diệp Khiên.
Diệp Khiên đã gặp Lý Ngư rồi, thư của Cảnh Vương ông cũng đã nhận được. Với lửa giận từ trên trời giáng xuống của Hoàng đế, Diệp Khiên khéo léo khuyên mấy câu.
Cảnh Vương cầu lấy nam Vương phi rốt cục cũng khiến Hoàng đế nhận ra Cảnh Vương đúng là nên lập gia đình rồi, bên người không có nữ tử phối hợp công việc thì chẳng ra sao cả. Hoàng đế nghĩ không bằng ông chỉ Cảnh Vương một nhà để kết hôn, gả người đi đã, có lẽ Cảnh Vương sẽ không nhớ tới Lý Ngư gì đó nữa.
Nếu vẫn nhớ thì lại thưởng trắc phi, chẳng nhẽ thế còn không mạnh bằng lấy luôn nam Vương phi?
Diệp Khiên hiểu lòng Hoàng đế, ra vẻ khó xử nói: “Không biết Hoàng thượng có ứng cử viên vừa ý chưa?”
Hoàng đế bị ông hỏi thì á khẩu không trả lời được.
Hoàng đế không chỉ bận tâm hôn sự của Cảnh Vương một hai lần. Bản thân Cảnh Vương chẳng để ý là thật, không tìm được ai thích hợp cũng là thật.
Các tiểu thư quý tộc môn đăng hộ đối với Cảnh Vương trong hoàng thành thì gia đình đều uyển chuyển tỏ vẻ vừa ý làm Hoàng tử phi các Hoàng tử khác hơn, không lọt mắt người câm như Cảnh Vương.
Người xuất thân kém một tí thì thật ra có nguyện ý, nhưng hoặc là thanh danh không tốt, xấu như ma, hoặc là có khiếm khuyết giống Cảnh Vương.
Bản thân Hoàng đế cũng thấy không hợp nên mãi cũng không chỉ hôn cho Cảnh Vương.
Không ngờ con ông như vậy mà cũng không cưới được một nữ nhân bình thường?
Hoàng đế rất giận, khăng khăng muốn tìm một mối thích hợp khác cho Cảnh Vương.
Diệp Khiên cật lực khuyên ông: “Thần có lời nói thật không thể không nói. Trước đây thần chưa từng thấy Cảnh Vương cầu ai với Hoàng thượng, Điện hạ cũng không phải người làm bừa, chắc là động lòng thật. Điện hạ khác những người khác, lão thần cảm thấy có lẽ phần chân tâm này quan trọng hơn trong mắt Điện hạ.”
Sao Hoàng đế lại không biết, Lý Ngư này Cảnh Vương đã nói bóng gió không ít lời hay trong tấu chương đưa tới. Hoàng đế hiểu rằng đây là đứa trẻ có nhân cách tốt, lại còn có công, nếu là người khác có lẽ Hoàng đế đã sớm ra tay xử trí rồi.
Nghĩ tới đây Hoàng đế còn tức hơn, Cảnh Vương đúng là chẳng làm bừa tí nào, đã sớm muốn tính kế ông rồi.
Nhớ lại cách Cảnh Vương dẫn ông từng bước vào tròng, Hoàng đế hơi luống cuống. Mà bước nào Cảnh Vương cũng rất hợp tình hợp lý, ông không nắm được chứng cứ Cảnh Vương tính kế ông, cùng lắm là chỉ có thể trách đầu óc Cảnh Vương không tỉnh táo coi hôn nhân là trò đùa.
Thằng nhóc thối chọc tức ông như vậy không sợ ông để nó làm ở tây biên cương luôn không cho về Hoàng thành à?
Lòng Hoàng đế hiểu rõ là câu trả lời vẫn chưa tới nỗi, Cảnh Vương chỉ phạm chút linh tinh trong hôn sự thôi. Chẳng thể so với sai lầm của Nhị Hoàng tử và Tam Hoàng tử. Mà Cảnh Vương bây giờ cũng coi như là một Hoàng tử có công trạng, nếu ông xử trí Cảnh Vương chỉ vì vấy, mấy vị Thượng thư sẽ khuyên ngăn. Hoàng đế chỉ có thể để lão Thừa Ân Công quở trách Cảnh Vương mấy câu.
Diệp Khiên rất hiểu tính tình Hoàng đế, nếu Hoàng đế trách Cảnh Vương, Diệp Khiên sẽ im lặng nghe, đôi khi phụ họa mấy câu, không cố khuyên làm gì. Hoàng đế quở trách một lúc là thấy mất mặt. Dù Hiếu Tuệ Hoàng hậu đã qua đời nhiều năm, về vai vế thì lão Thừa Ân Công vẫn là cha vợ của ông. Việc dạy con trước mặt cha vợ hình như không hợp lý lắm.
Hoàng đế dù sao cũng khá tỉnh táo.
Một tấu chương khác của Cảnh Vương cũng sắp tới. Vì
Cảnh Vương một khác phong tấu chương cũng sắp tới. Vì thượng một phong lưu bên trong, không có đi qua mấy ngày, hoàng đế bởi vậy kết luận Cảnh Vương nơi ứng hoàn không nhận được tin tức, trực tiếp phát tới.
Hoàng đế cầm tấu chương đọc lướt qua, trong chiết tử tường thuật một chút kiến nghị của Lý Ngư.
Cho tới giờ ngoài việc thổ phị lộn xộn, tây biên cương còn một việc khác khiến Hoàng thượng lo lắng. Tây biên cương có mấy thôn trấn, chậm thì một năm, nhanh thì hai năm là sẽ có nạn châu chấu.
Tây biên cương quanh năm chiến sự, đồng ruộng ít ỏi. Nếu gặp nạn châu chấu, e rằng người dân phải chịu đói, lưu lạc khắp nơi.
Hoàng đế cũng lo rằng nạn châu chấu sẽ lan ra. Ban đầu chỉ có nạn châu chấu ở tây biên cương, gần hai năm sau nơi khác cũng bắt đầu náo loạn.
Hàng năm Hoàng đế chi không ít bạc để trị châu chấu nhưng cũng chẳng thể trị tận gốc. Lẽ nào một thiếu niên nói vậy lại còn có ích hơn quan chức Công bộ quanh năm trải qua những chuyện như vậy?
Mà thiếu niên này lại từng giúp Cảnh Vương đánh bại thổ phỉ.
Trong lòng Hoàng đế cũng tò mò, biết Cảnh Vương lót đường cho Lý Ngư nhưng vẫn không nhịn được mà đọc.
Trấn Lạc Phong, phủ Cảnh Vương.
Bốn con cá con Lý Ngư sinh đã hơn một tháng tuổi. Dưới sự chăm sóc hết lòng của cậu và Cảnh Vương, hình thể đám cá con đã có chút biến hóa. Mình cá vốn dĩ gần như trong suốt thì giờ ba trong bốn đứa đã mọc vảy dị sắc của cá cẩm.
Thì ra Đại Bảo là một cá cả mình vảy vàng oai phong lẫm liệt, Nhị Bảo là một con cá vàng điểm bạc, vừa khéo ngược lại hoàn toàn với Lý Ngư bạc điểm vàng. Tam Bảo đẹp mắt nhất, là một con cá con từ đầu đến đuôi đều là bạc. Nhìn từ xa, vảy cá trên người như những viên trân châu nhẵn nhụi, sặc sỡ lóa mắt.
Hai màu vàng bạc là hai màu Lý Ngư đang có trên người. Ban đầu Lý Ngư chưa thấy đám cá con mọc vảy vàng hay bạc nên cho rằng bọn nhóc sẽ không thành cá cẩm. Dù sao thân phận cá cẩm của cá cha chiếm được vì làm nhiệm vụ, cũng không phải bẩm sinh đã vậy, chắc không di truyền cho cá con.
Nhưng không ngờ rằng sau một tháng, đám cá con đã mỗi đứa một màu riêng. Xem ra ngoại hình Lý Ngư không phải không thể di truyền mà là thời gian cá con sinh chưa đủ lâu.
Trong bốn nhóc cá, Đại Bảo Nhị Bảo Tam Bảo đều thay đổi, chỉ có Tứ Bảo vẫn như cũ.
Lý Ngư khó tránh khỏi sốt ruột. Bình thường Tứ Bảo phản ứng chậm hơn cá con khác một chút, lẽ nào mọc vảy cá cũng vậy?
Rõ ràng đều cùng sinh ra với đám Đại Bảo, sẽ khác xa như vậy sao?
Đám cá con còn chưa thể nói, chỉ nói được mấy từ đơn giản nhất. Lý Ngư trước giờ không có cách nào biết Tứ Bảo đang nghĩ gì. Đại Bảo Nhị Bảo Tam Bảo càng ngày càng giống cá cẩm. Mãi tới nửa tháng sau, mình cá trong suốt của Tứ Bảo mới có biến hóa.
Lý Ngư rốt cục chờ được đến ngày đó.
Nhưng Tứ Bảo không mọc vảy cá vàng hay bạc giống các anh, mà là màu tro đen. Nhóc trở thành một con cá bình thường, cực kì giống Lý Ngư lúc mới xuyên sách.
Đều được sinh ra như nhau, sao lại khác nhau tới vậy?
Mấy hôm nay Tứ Bảo đã ý thức được mình khác biệt. Không thể biến thành cá cẩm nhỏ giống các anh trai, cá đen nhỏ hơi ủ rũ.
Lý Ngư nhận ra, lập tức đội cá đen nhỏ lên đầu, dẫn nhóc xoay vòng đùa nhóc vui.
“Mặc kệ Tứ Bảo có biến thành cá cẩm không cha đều yêu con!”
Trước đây Lý Ngư nghe mấy lần là nổi da gà, vậy mà giờ nói với con mắt cũng không chớp.
Tứ Bảo được cá cha an ủi rất nhanh đã vui vẻ lại.
Nghịch xong, Lý Ngư biến thành dạng người, đưa đám cá nhỏ trong bình thủy tinh tới gặp Cảnh Vương.
Cảnh Vương đang làm việc. Hôm nào Lý Ngư cũng đưa đám cá con tới thăm cha khác này, cố gắng để mọi người chung một gian nhà vào buổi tối. Lý Ngư vẫn luôn chăm chỉ bồi dưỡng tình cảm giữa cá con và Cảnh Vương không ngừng.
Cảnh Vương thấy bọn họ là buông luôn bút xuống. Thấy Tứ Bảo biến thành một con cá đen, Cảnh Vương rất vui. Tính Tứ Bảo khá giống Lý Ngư, lại biến thành một con cá đen nhỏ. Cảnh Vương thấy được bóng dáng lúc trước của Lý Ngư trên Tứ Bảo, lại càng thích Tứ Bảo hơn.
Lý Ngư đặt bình thủy tinh lên bàn, ngồi xuống, đọc chiết tử cùng Cảnh Vương một lúc.
Trên chiết tử có quá nhiều chữ không rõ ràng, lại còn là chữ cổ. Có chữ nhìn như viết ngoáy, Lý Ngư cố gắng một lúc cũng chẳng nhận ra được, lại còn khiến mình đọc tới mức buồn ngủ.
Từ trước tới giờ cậu cứ đọc sách là mệt rã rời, đầu ong ong không ngừng. Đám cá con trong bình thủy tinh cũng sốt ruột như cậu mà lên lên xuống xuống.
... Quá ầm ĩ.
Cảnh Vương liếc đám cá con trong bình thủy tinh một cái, đọc thầm chữ trật tự. Đám cá con đều rất thông minh mà bất động, kề sát vào vách bình thủy tinh, mở to hai mắt ra xem.
Cảnh Vương cởi ngoại bào trên người che lên người Lý Ngư đang ngủ, vây hắn và Lý Ngư lại, tách được một vùng ấm áp chỉ thuộc về hai người.
Cảnh Vương nhẹ nhàng ôm Lý Ngư, hôn một cái lên môi cậu. Tấu chương thỉnh phong đã được đưa đi, mọi mưu đồ đều bên trong, về sau chỉ cần kiên trì đợi thôi.
Đại Bảo nhìn ngoại bào của các cha hơi run lên một lúc rồi chuyển qua nhìn mình. Nhị Bảo và Tam Bảo dù chẳng hiểu sao cũng học theo Đại Bảo, xoay người.
Tứ Bảo biết mình hơi ngốc, Đại Bảo chắc chắn đúng nên dù Tứ Bảo phản ứng chậm một chút cũng xoay người theo Đại Bảo.
Nhưng Tứ Bảo vẫn lắc mình cá, tò mò nhìn các cha.
Vì không nhận ra chữ mà Lý Ngư mệt rã rời, ngủ một lúc đã tỉnh, đầu óc cũng tỉnh táo hơn, bỗng nhiên nhớ ra đây là chữ gì.
Là châu chấu, trước đó còn có chữ “nạn” đi theo.
—— nạn châu chấu.
Lý Ngư giật mình: “Điện hạ, ở đâu gặp nạn châu chấu à?”
Đây là một loại côn trùng phá hoại nguy hiểm! Châu chấu ăn hết rất nhiều thảm thực vật, có câu “Châu chấu đuổi cái chích chòe, cỏ dày đồng nội cắn què mõm trâu”(*). Cứ hình dung cảnh tượng một đám châu chấu lớn bay qua, hoa màu người dân một năm vất vả gian lao cũng mất luôn!
(*) Đoạn này tác giả dùng câu “有个词叫作蝗虫过境”, mình nghĩ là một câu thành ngữ tục ngữ theo ý hiểu nên mình thay bằng câu của nước mình.
Cảnh Vương nói chuyện thôn trấn gần tây biên cương phát hiện châu chấu cho Lý Ngư.
Vẻ mặt Lý Ngư hơi đổi.
Cảnh Vương lầm tưởng cậu đang sợ, đưa toàn bộ bản đồ tây biên cương cho Lý Ngư xem, vạch vị trí trấn Lạc Phong.
Trấn Lạc Phong cách thôn trấn phát hiện nạn châu chấu rất xa, bọn họ đương nhiên còn an toàn.
Đừng sợ.
Cảnh Vương động viên Lý Ngư, có hắn ở đây đương nhiên sẽ bảo vệ Lý Ngư và cá con thật tốt.
"Không, Điện hạ, em không sợ. Em muốn giúp người dân thử ngăn trận nạn côn trùng này xem.” Lý Ngư bỗng ngẩng đầu lên nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét